Khảo sát của Tổ chức nghiên cứu toàn cầu về chiến lược (BCG) cho thấy đại dịch Covid-19 khiến lãnh đạo các doanh nghiệp cảm thấy chuyển đổi số là cấp thiết.
Số liệu từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam mới đây cho biết riêng trong đợt bùng dịch lần thứ tư vào đầu tháng 5 đến nay khiến 90% doanh nghiệp ngành này phải dừng hoạt động. Tỷ lệ người lao động mất việc phải đến 60-70%, 90-95% các doanh nghiệp lữ hành quốc tế dừng hoạt động. Hàng loạt khách sạn đóng cửa, các đường bay dừng trong thời gian dài và mới được bay trở lại thời gian gần đây. Ngoài ra là chỉ còn 20% đại lý vé máy bay đang hoạt động.
Một số ít doanh nghiệp lớn có thể tồn tại được nhờ vào dự trữ tài chính của những năm trước đó hoặc có những thay đổi thích nghi phù hợp. Như trường hợp của Vntrip là một ví dụ cho việc chuyển đổi số đã giúp doanh nghiệp lật ngược tình thế trước bối cảnh khó khăn của Covid-19.
Theo chia sẻ của lãnh đạo công ty này, chuyển đổi số giúp Vntrip thay đổi chiến lược, tập trung vào những thế mạnh của mình để phục vụ khách hàng doanh nghiệp với mảng dịch vụ mới về quản trị công tác.
Hay một trường hợp khác là startup Coolmate- nền tảng mua sắm thời trang nam giới trực tuyến. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra nhưng chỉ riêng năm 2020, doanh số của startup này đã tăng 6 lần, nhờ vào việc bán các sản phẩm cơ bản như áo thun, đồ lót và bít tất dành cho nam giới thông qua nền tảng thương mại điện tử. Từ khi thành lập đến nay, Coolmate đã bán hơn 200.000 đơn hàng, doanh số năm 2020 là 39 tỷ và đã có kế hoạch mở rộng ra các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Từ những ví dụ thực tiễn trên, khảo sát của Tổ chức nghiên cứu toàn cầu về chiến lược (BCG) cho thấy thêm đại dịch khiến lãnh đạo các doanh nghiệp cảm thấy chuyển đổi số là cấp thiết.
Phần lớn các doanh nghiệp nhận thấy nếu không chuyển đổi số thì không duy trì và tăng trưởng được nhất là trong bối cảnh hiện nay. Lãnh đạo các doanh nghiệp cũng đồng thuận, đại dịch đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Một nghiên cứu khác của IDC cũng chỉ ra, trong năm 2020 dù kinh tế thế giới tăng trưởng âm, chi tiêu cho chuyển đổi số dù có giảm nhưng vẫn tăng ở mức 2 con số là 10,4%. Đây là mức tăng ấn tượng trong điều kiện các doanh nghiệp phải “thắt lưng buộc bụng” khi đối mặt với dịch bệnh.
Chia sẻ tại một buổi hội thảo về chuyển đổi số, bà Nguyễn Thuỳ Dung, CEO Bizfly Martech & Salestech, chuyên gia về công nghệ thông tin cho biết, những doanh nghiệp có nhu cầu số hóa và sẵn sàng đầu tư cho chuyển đổi số, như các khách hàng của Bizfly rất đa dạng.
“Các ‘ngôi sao’ tích cực nhất trong ngành chuyển đổi số là bán lẻ và FMCG, các DN này bị ảnh hưởng lớn nhất bởi đại dịch nên khi bị đứt gãy kênh bán hàng thông thường thì động lực khiến họ chuyển sang kênh online rất mạnh mẽ“, bà Dung nói.
Tham khảo:>> chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Bà Nguyễn Thuỳ Dung, CEO Bizfly Martech & Salestech
CEO Bizfly cho biết hiện nhiều người vẫn chuyển đổi số là điều phức tạp và doanh nghiệp sẽ cần tốn rất nhiều chi phí để triển khai. Với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số, hiện Bizfly đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, phục vụ hơn 2.000 khách hàng doanh nghiệp. Theo bà Dung, những năm 2020 trở về trước, các doanh nghiệp chỉ nhìn chuyển đổi số như một xu hướng. Nhưng từ năm 2021, đã có những tín hiệu cực kỳ rõ ràng, các doanh nghiệp không đứng ngoài cuộc chơi chuyển đổi số nữa.
“85% các chủ doanh nghiệp tôi phỏng vấn khẳng định sẽ chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình và 65% khẳng định sẽ tăng ngân sách cho chuyển đổi số. Bizfly cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hoạt động bán hàng và marketing thì riêng 6 tháng đầu năm 2021 lượng khách hàng tìm đến Bizfly xin tư vấn chuyển đổi số gấp đôi lượng khách hàng của cả năm 2020“, bà Dung chia sẻ.
Tham khảo:>> Review Top 10 công ty tư vấn chuyển đổi số tốt nhất
Số liệu từ Bizfly cho thấy nếu trước đây các doanh nghiệp chỉ sẵn sàng chi 50 triệu đồng/website thì nay hiện họ đã chấp nhận những mức đầu tư 300 triệu, thậm chí 1-2 tỷ đồng. Nhóm tham gia chuyển đổi số mạnh mẽ nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các tập đoàn lớn sẽ sự tham khảo và cân nhắc kỹ lưỡng hơn.