Hiện nay, các khu đô thị, chung cư đều được thiết kế và xây dựng với quy mô lớn với nhiều phân khu, block nên việc xây dựng các tuyến đường nội khu, đường nội bổ dần trở nên quan trọng. Bài viết này, Chuyển đổi số doanh nghiệp cùng các bạn tìm hiểu đường nội bộ là gì? Tiêu chuẩn thiết kế đường nội bộ như thế nào nhé!
1. Khái niệm đường nội bộ là gì?
Đầu tiên chúng ta có thể hiểu đường nội bộ là đường trong khu vực phạm vi phường, khu ở, khu công nghiệp, khu chung cư, khu công trình công cộng hoặc thương mại nào đó. Hay đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu đường nội bộ là một hệ thống đường giao thông chung trong một địa bàn nhất định. Những khu vực này thuộc quyền hạn sở hữu chung, không thuộc phạm vi và quyền quản lý của bất kỳ cá nhân nào. Mà do nhà nước quản lý hoặc một đơn vị được nhà nước ủy quyền.
Bên cạnh đó, văn bản Luật đất đai năm 2003 cũng đưa ra khái niệm rõ ràng về đường nội bộ như sau: Đường nội bộ là hệ thống hạ tầng được sử dụng vào mục đích công cộng, thuộc diện nhà nước quản lý được giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung các dự án đã được phê duyệt. Không có bất kỳ cá nhân tổ chức nào được phép sử dụng nếu chưa có sự cho phép của nhà nước. Do đó, tất cả các hoạt động sử dụng đều phải được sự cho phép của nhà nước có văn bản trình cơ quan cụ thể mới được phép đưa vào sử dụng.
Tham khảo:>> quản lý vận hành tòa nhà là gì
2. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đường nội bộ
- Yêu cầu quy hoạch, thiết kế, xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường phố đô thị.
- Thiết kế xây dựng đường, phố đô thị liên quan đến các công trình như đường sắt, thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước, chiếu sáng…
- Thuộc tiêu chuẩn 20 TCXD 104 – 1983 thiết kế đường phố, đường, quảng trường, đô thị.
3. Tài liệu trích dẫn
22 TCN 171 | Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở. |
22 TCN 221 | Tiêu chuẩn thiết kế công trình giao thông trong vùng có động đất. |
22 TCN 277 | Tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI |
22 TCN 332 – 05 | Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm. |
TCVN 4054 – 2005 | Đường ôtô – Yêu cầu thiết kế. |
TCVN 5729 – 97 | Đường ôtô cao tốc – Yêu cầu thiết kế. |
22 TCN 273 – 01 | Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô (song ngữ Việt – Anh). |
22 TCN 223 | Quy trình thiết kế áo đường cứng. |
4. Nguyên tắc thiết kế
4.1 Mạng lưới đường phải phù hợp với quy hoạch xây dựng
- Hệ thống đường phải được duyệt và phối hợp quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng với nhau để tránh lãng phí trong xây dựng. Chống chồng chéo trong quản lý.
4.2 Phải đặt trong tổng thể không gian đô thị
- Đặt trong tổng thể không gian đô thị bao gồm: trung tâm thành phố, nội thành, nội thị, vùng phụ cân, ngoại thành, các đô thị vệ tinh..
- Đảm bảo quy học thiết kế đường theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù.
4.3 Thiết kế đô thị cần đảm bảo đúng yêu cầu của nội dung phần 2
4.4 Xét đến đầu tư phân kỳ
- Phân kỳ nền đường, mặt đường, thoát nước, nút giao thông, công trình khác…
- Tận dụng tối đa những công trình đã làm ở những giai đoạn trước. Thuận lợi quản lý chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ
5. Yêu cầu kỹ thuật thiết kế đường nội bộ
5.1 Xe thiết kế
- Xe sử dụng để thiết kế đường đi nội bộ gồm có xe con, xe tải, xe buýt, xe 2 bánh.
- Xe con: Là các dòng xe ô tô loại nhỏ, gồm 8 chỗ ngồi, có mui và được ký hiệu là PCU.
- Xe tải: Gồm có xe đơn, xe liên hợp.
- Xe buýt: Gồm có xe buýt đơn, xe buýt khớp ghép.
- Xe 2 bánh gồm có: xe đạp và xe gắn máy.
5.2 Lưu lượng xe thiết kế
Lưu lượng giao thông
- Số lượng xe, người thông qua một mặt cắt đường trong một đơn vị thời gian. Có thể gồm một hoặc nhiều loại phương tiện tham gia giao thông trong cùng một tuyến đường phố.
- Là chỉ số xe quy đổi thông qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian, ở năm tương lai.
- Xe quy đổi là xe con
- Xe tương lai là thời hạn tính toán sử dụng khai thác đường, trong thiết kế đường đô thị.
5.3 Yêu cầu thiết kế tuyến đường
Phân loại tuyến đường nội bộ
- Theo tiêu chuẩn thiết kế đường nội bộ thì hệ thống đường nội bộ bao gồm đường gom nội bộ và đường nội bộ
Đường phố nội bộ | Chức năng giao thông |
Đường phố nội bộ | Đường giao thông liên hệ trong phạm vị phường, khu công nghiệp, công trình công cộng, thương mại… |
Đường đi bộ | Đường chuyên dụng liên hệ trong khu phố nội bộ, đường song song với đường chính, đường gom |
Đường đi xe đạp |
Cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị điều kiện địa hình và xây dựng
Loại đô thị | Đồng bằng | Núi |
Đường phố gom | 60,50 | 50,40 |
Đường nội bộ | 40,30,20 | 30,20 |
5.4 Thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị
- Mặt cắt ngang của đường đô thị bao gồm phận xe chạy, hè đường, lề đường, phân cách bằng giải phân cách ở giữa, phân cách ngoài, vỉa hè, lề đường, các làn xe phụ…
- Khi tiến hành thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị phải xem xét đến chức năng của đường phố, điều kiện xây dựng, điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan đô thị đặc biệt là cần chú trọng đến vấn đề an toàn giao thông, nguyên tắc nối mạng lưới đường….
5.5 Chiều rộng thiết kế đường nội bộ
- Thiết kế đường nội bộ 2 làn. Mỗi làn xe có chiều rộng khoảng 3.5M. Độ rộng tối thiểu của đường phải đạt 13M.
- Vận tốc thiết kế đường nội bộ là 40KM/h.
Tham khảo:>> tiêu chuẩn thiết kế chung cư
6. Nghĩa vụ của người sử dụng đường nội bộ
- Người sử dụng đường nội bộ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp xây dựng chung khu vực đường nội bộ tại khu vực mình đang sinh sống.
- Các quản lý khu dân cư, đường nội bộ phải đảm bảo tính minh bạch, công khai cho cư dân có đường nội bộ được biết.
- Người dân có trách nhiệm giao đất khi nhà nước yêu cầu. Khi đó quỹ đát sẽ nằm trong dự án quy hoạch chung của nhà nước. Nhà nước sẽ có những chính sách đền bù thỏa đáng.
- Với những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ của mình sẽ bị hủy họa chiếm đoạt khu vực đường nội bộ. Những đối tượng này sẽ bị xử lý theo quy định chung của nhà nước.
7. Đối tượng sử dụng đường nội bộ
- Là dân cư sinh sống trong khu vực có đường nội bộ.
- Cư dân lân cận.
- Cư dân khác.
- Tuy nhiên đối tượng sử dụng chính vẫn là người sống trong khu vực có đường nội bộ.
8. Quyền về đường nội bộ
- Đối với những chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có một lối đi chung. Thì người này có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt cho gia đình.
- Chủ sở hữu được ở đường trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản vây bọc có nghĩa vụ: đóng phí, trả phí về phần đất đó.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều cao.. do các bên tự quy định nhằm đảm bảo thuận tiện nhất cho cả hai bên tham gia. Tránh gây phiền hà trong quá trình sử dụng.
- Đối với những trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu. Thì chủ sở hữu khác nhau thuộc khu vực đó phải phần ra một lối đi cần thiết cho người ở phía trong. Trường hợp này sẽ không có đền bù và trả phí.
Trên đây là những thông tin có liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế đường nội bộ, ngoài ra chúng tôi cũng giới thiệu đến khách hàng những tiêu chuẩn thiết kế đường phố đô thị như vỉa hè, đường cao tốc,…