Với công nghệ 4.0 hiện nay, việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, họp trực tuyến, họp từ xa sẽ giảm thiểu nguy cơ lây lan, giúp phòng tránh dịch tại các địa điểm công sở, văn phòng tại các doanh nghiệp. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn Review Top 5 phần mềm họp trực tuyến, hội nghị truyền hình miễn phí TỐT nhất hiện nay nhé.
1. Phần mềm Room Cloud Meeting
Room Cloud Meetings là ứng dụng tổ chức cuộc họp online với nhiều tính năng hỗ trợ tối ưu, tiện dụng như chia sẻ tệp tin, hình ảnh nhanh chóng và gửi tin nhắn với các thành viên cuộc họp bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh. Ứng dụng được sử dụng bởi hơn 170.000 tổ chức và hỗ trợ trên hầu hết nền tảng máy tính và smartphone hiện nay.
- Hỗ trợ các cuộc họp video trực tuyến, tin nhắn nhanh hoặc chia sẻ màn hình.
- Có thể kết bạn, mời bạn bè sử dụng thông qua Email.
- Phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud Meetings có thể làm việc thông qua WiFi, 4G / LTE, và mạng 3G
- Giao diện đơn giản dễ sự dụng, là một phần mềm lưu trữ trên điện toán đám mây và miễn phí.
- Gói miễn phí của Zoom cho phép tối đa 100 người dùng tham gia vào một cuộc gọi video nên phù hợp cho hầu hết các đối tượng.
- Đồng bộ với lịch và thiết bị khác của bạn để nhắc nhở giúp bạn không bỏ sót cuộc họp nào và có thể tham dự cuộc họp thông qua bất kỳ thiết bị mà bạn đồng bộ.
- Chất lượng âm thanh cao và hình ảnh HD cho cuộc họp của bạn. Hỗ trợ cho tối đa 1000 người tham gia và 49 video trên màn hình.
- Mọi cuộc gọi video nào dài hơn 40 phút đều sẽ yêu cầu bạn trả phí.
- Có thể có vấn đề về bộ đệm nếu nó được sử dụng với hệ điều hành cũ hơn.
- Đôi khi sử dụng Zoom người dùng cảm thấy chất lượng video kém cũng như chất lượng âm thanh không ổn định.
- Tính năng trò chuyện thường xuyên bị ẩn trong quá trình họp.
- Không thể chia sẻ tài liệu trong khi live.
Xem thêm:>> Top 9 trang web đăng tin bất động sản miễn phí tốt nhất hiện nay 2021
2. Phần mềm Skype
Skype là ứng dụng gọi điện và nhắn tin giúp tất cả mọi người trò chuyện với nhau ở bất kỳ đâu trên thế giới, với Skype bạn còn có thể chia sẻ màn hình của mình cho bạn bè bằng chức năng Screen Sharing (chia sẻ màn hình) khi đang nói chuyện video với nhau.
- Chia sẻ nội dung qua tin nhắn đa dạng như: hình ảnh, danh bạ, vị trí, đặt lịch thời gian gọi,…
- Tiến hành chia sẻ cả màn hình và tài liệu, hỗ trợ các file lớn.
- Với tính năng White Boarding, Skype cung cấp cho người dùng bảng trắng để tự do thiết kế, vẽ kế hoạch để chia sẻ với mọi người và người tham gia có thể tương tác với nhau qua việc chỉnh sửa bảng trắng được cung cấp trong cuộc họp.
- Hỗ trợ gọi điện quốc tế với cước phí ưu đãi.
- Bắt đầu sử dụng với phiên bản miễn phí, hoạt động tốt cho các cuộc hội nghị nhóm nhỏ.
- Nếu người dùng bỏ lỡ một tin nhắn, hệ thống sẽ gửi nội dung tin nhắn bỏ lỡ đó dưới dạng email.
- Người dùng có thể thay đổi trạng thái hiện tại: Trực tuyến, đang họp, không khả dụng hoặc ngoại tuyến.
- Có phần video và âm thanh tốt nhưng Skype hay gặp phải hiện tượng “đóng băng” (Đơ máy).
- Người dùng phải trả thêm tiền cho các tính năng bổ sung.
- Mỗi người dùng phải tốn thêm phí nếu không có Office 365.
3. Ứng dụng Google Meet (Google Hangouts)
Ứng dụng Google Meet (cũng là Google Hangouts) bạn có thể sử dụng chúng với nhau. Là một trong số các ứng dụng của Google giống như gmail, google driver,… nên Google Meet được sử dụng phổ biến. Với Google Meet cho phép bạn tạo lịch các cuộc họp trực tuyến, hội nghị truyền hình miễn phí.
- Hỗ trợ bạn tạo nhóm chat lên đến 150 người để trao đổi với mọi người dễ dàng hơn.
- Chất lượng âm thanh rõ ràng và video có độ phân giải cao.
- Tự động đồng bộ liên lạc, cuộc trò chuyện giữa các thiết bị đăng nhập cùng một tài khoản Hangouts.
- Bạn phải có tài khoản Gmail và Google+ cùng với việc cài đặt nhiều ứng dụng của Google để sử dụng vài tính năng trong Hangouts.
- Để chia sẻ màn hình, bạn cần sử dụng ứng dụng Google Remote bổ sung.
- Bạn phải tạo số điện thoại thông qua Google Voice để thực hiện cuộc gọi thoại.
- Thiếu hỗ trợ kỹ thuật về thao tác, sự cố,…
- Ứng dụng ban đầu được phát triển phù hợp hơn với gia đình, nhóm nhỏ.
Xem thêm:>> Hướng dẫn từ A – Z: Cách tạo và tham gia họp trực tuyến bằng Google Meet
4. Phần mềm Lifesize
Lifesize là ứng dụng liên lạc được phát hành bởi lifesize cho phép bạn kết nối, giao tiếp và cộng tác với nhau từ các cuộc gọi âm thanh và video trực tiếp đến các cuộc họp của công ty quy mô lớn trải rộng trên nhiều địa điểm. Ứng dụng hội nghị truyền hình Lifesize vào đa lĩnh vực trong đời sống xã hội từ tài chính, kinh doanh, cho đến lĩnh vực giáo dục, y tế, sức khỏe… đều mang đến những hiệu quả vô cùng thiết thực và hữu ích đối với mọi mặt của đời sống. Giải pháp Lifesize đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm giao tiếp chân thật, giúp bạn kết nối sâu và thấu hiểu hơn với người cùng tham dự.
- Ứng dụng được tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết như bảng trắng (White Boarding), ghi lại cuộc họp,… giúp người dùng dễ dàng sử dụng và không bị phụ thuộc các phần mềm hỗ trợ khác.
- Hình ảnh sắc nét rõ ràng, cùng với âm thanh chân thật giúp tối ưu chất lượng cuộc họp.
- Tích hợp đầy đủ những tính năng như: Chia sẻ dữ liệu cùng một lúc, lưu trữ dữ liệu dễ dàng.
- Chi phí đầu tư cho hệ thống khá cao.
- Để sử dụng đầy đủ tính năng của ứng dụng, bạn phải tốn phí khá cao để nâng cấp ứng dụng.
5. Phần mềm Gotomeeting
Gotomeeting là ứng dụng phần mềm cho phép tổ chức các cuộc họp trực tuyến được phát triển bởi Logmein có khả năng ghi lại cuộc họp dễ dàng, nhắc lịch cuộc họp khi đồng bộ với lịch của thiết bị. Đặc biệt, Gotomeeting có thể tổ chức cuộc họp với quy mô lớn. Vì vây, ứng dụng được lựa chọn để sử dụng trong các doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Ứng dụng cho phép bạn ghi lại cuộc họp để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng.
- Kết nối Internet, bạn có thể tổ chức cuộc họp ở mọi nơi.
- Kiểm soát quyền truy cập cho người tham dự khác để xem bản trình bày, bản nháp, báo cáo,…
- Cuộc họp có thể chứa đến 3000 người tham dự.
- Chia sẻ màn hình thiết bị với mọi người trong cuộc họp của bạn trên nhiều thiết bị.
- Đồng bộ hóa trên điện thoại và máy tính để tham gia các cuộc họp thuận tiện.
Nhược điểm
- Đòi hỏi đường truyền mạnh để tham gia cuộc họp.
- Phiên bản miễn phí bị giới hạn 25 người tham gia, để tổ chức cuộc họp với quy mô lớn bạn phải trả phí để nâng cấp ứng dụng.
- Một số tính năng liên quan không được sử dụng miễn phí.
Xem thêm:>> Top 5 ứng dụng Chat miễn phí trên PC tốt nhất hiện nay
Trên đây là một vài review thông tin của Top 5 ứng dụng phần mềm họp trực tuyến TỐT nhất hiện nay, hi vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ lựa chọn được phần mềm tốt nhất để áp dụng kết nối với bạn bè, hoặc sử dụng ngay trong doanh nghiệp của bạn nhé.
Nguồn: https://chuyendoisodoanhnghiep.info