Cùng với sự phát triển của công nghệ, hiện nay đã có rất nhiều đơn vị áp dụng những công cụ, phần mềm để quy trình quản lý bán hàng của mình được vận hành một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp không chỉ gặp khó khăn trong vấn đề này mà còn đang đánh giá sai vai trò của quản lý bán hàng. Vậy quản lý bán hàng là gì? có quan trọng không và đầu là giải pháp tối ưu hàng đầu trong thời đại 4.0 của chúng ta?
Quản lý bán hàng là gì?
Đối với những người làm kinh doanh hay những nhân viên đảm nhận các vị trí công việc có liên quan đến điều này, việc trả lời câu hỏi “quản lý bán hàng là gì?” luôn là điều rất đơn giản. Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu người trong chúng ta khi đang đọc về bài này có thể đưa ra một đáp án chính xác nhất? Nhất là khi khái niệm về quản lý bán hàng có rất nhiều cách hiểu khác nhau, thứ nhất là do mọi người định nghĩa và thứ hai là do góc độ tiếp cận. Trong bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tiếp cận dựa trên mặt chức năng của quản lý bán hàng được tiến hành ở mọi doanh nghiệp hiện nay.
Theo đó, quản lý bán hàng chính là cả một quá trình hoạch định, xây dựng kế hoạch, thực hiện, điều hành và giám sát hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Công việc này được thực hiện với các mục tiêu rất rõ ràng, ví dụ như: Giảm chi phí – Tăng doanh thu; Nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng; Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng một cách tối ưu nhất;… Quá trình này sẽ được hướng đến từ cá nhân, đội nhóm hay các phòng ban thực hiện nhiệm vụ bán hàng. Vì vậy mà nó hỗ trợ trực tiếp cho công việc của đội ngũ nhân viên bán hàng, kinh doanh khi triển khai cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Hơn thế, nhiệm vụ của quản lý bán hàng còn liên quan đến việc phân phối hàng hóa hợp lý đến các kênh khác nhau. Như vậy, quản lý bán hàng chính là một khâu quan trọng trong quy trình kinh doanh của các đơn vị. Quản lý bán hàng không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng mà còn là cả với đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đây là lý do vì sao quy trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ. Ở những doanh nghiệp lớn, sẽ có những giám đốc kinh doanh, trưởng bộ phận bán hàng để đảm nhận về điều này.
Hệ thống quản lý bán hàng là gì?
Khi tìm hiểu về khái niệm quản lý bán hàng, ắt hẳn bạn sẽ bắt gặp thêm một khái niệm nữa là hệ thống quản lý bán hàng được đề cập đến rất nhiều. Vậy hệ thống quản lý bán hàng là gì? Song hành với nhiệm vụ quản lý bán hàng để đảm bảo về hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ thiết lập nên một hệ thống chức năng chuyên trách. Vì vậy, có thể hiểu rằng hệ thống bán hàng chính là phương thức, công cụ giúp doanh nghiệp có thể quản lý, giám sát công việc bán hàng của đội ngũ nhân viên của mình một cách tối ưu hơn, chuyên nghiệp hơn.
Bởi trong suốt quá trình quản lý hoạt động bán hàng sẽ bị tác động từ rất nhiều yếu tố khác nhau, điều này có thể khiến kết quả cuối cùng bị sai lệch. Khiến các nhà quản trị đưa ra cách đánh giá không chính xác. Vì vậy hệ thống quản lý bán hàng được thiết lập nhằm tối ưu công việc này một cách đảm bảo hơn. Mặt khác khi nhắc đến hệ thống quản lý bán hàng hiện nay, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các công cụ, phần mềm hỗ trợ tiện ích. Theo đó, chúng sẽ góp phần vào việc tạo dựng nên một quy trình quản lý từ A – Z, giảm thiểu các rủi ro, sai sót so với những cách quản lý cũ trước kia mà các doanh nghiệp vẫn thường sử dụng. Từ đó giúp cho một loạt những công việc cần phải tiến hành trong quản lý bán hàng được tiến hành một cách trôi chảy, dễ dàng hơn.
Tại sao các doanh nghiệp cần phải quản lý bán hàng?
Trong kinh doanh sẽ có rất nhiều vấn đề, công việc cần phải thực hiện và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “cân” được tất cả. Vậy thì tại sao các doanh nghiệp cần phải quản lý bán hàng? tại sao đây lại được coi là một quy trình không thể thiếu? Thực tế với câu hỏi này không khó để chúng ta đưa ra đáp án cho mình. Bán hàng là khâu mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp và đồng thời từ đó giúp xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Ẩn sâu hơn còn là tạo dựng giá trị nhận diện cho sản phẩm, thương hiệu giúp bạn dành được thị phần của mình.
Tham khảo:>> phần mềm quản lý bán hàng
Đồng thời, quản lý bán hàng còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau trong kinh doanh. Đứng ở những góc độ là một nhân viên bán hàng đơn thuần có lẽ sẽ không thể nhận ra được điều này. Nhưng đây cũng chính là những lý do khiến việc quản lý bán hàng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết trong mọi giai đoạn.
• Quyết định trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển của mục tiêu kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp.
• Đảm bảo sự phù hợp của mạng lướt bán hàng, kênh phân phối dược xây dựng.
• Quản lý bán hàng tốt còn là nền tảng thúc đẩy cho việc đào tạo được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, có kỹ năng tốt và đạt được những thành tích cao.
• Đảm bảo sự chuyên nghiệp, đồng bộ trong các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
• Đưa ra các sự điều chỉnh cần thiết, kịp thời trước những biến động từ thị trường.
Quản lý bán hàng gồm những gì?
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, công ty mà quản lý bán hàng sẽ bao gồm các công việc khác nhau. Từ đó cũng hình thành nên các chức danh nhân sự đảm nhận riêng biệt, nhằm đảm bảo các công việc được vận hành một cách trôi chảy nhất. Những công việc cần phải đảm nhận sẽ được chịu trách nhiệm trực tiếp từ các giám đốc kinh doanh, trưởng bộ phận. Từ đó họ sẽ lên các kế hoạch, phân chia các đầu mục công việc cụ thể cho các công việc. Đối với các lãnh đạo cấp cao họ sẽ không giám sát trực tiếp nhưng sẽ là người nhận báo cáo cuối cùng về kết quả.
Dù có những sự khác nhau nhất định ở mỗi doanh nghiệp, nhưng công việc đối với quản lý bán hàng sẽ bao gồm những điều như sau:
• Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
• Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng từ nghiệp vụ cho đến kiến thức sản phẩm, kỹ năng cần thiết.
• Thiết lập chính sách bán hàng, tuyển dụng bộ phận bán hàng cho doanh nghiệp.
• Thiết lập kế hoạch bán hàng.
• Quản lý đối ngũ nhân viên bán hàng, khách hàng của doanh nghiệp.
• Huấn luyện nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên bán hàng.
• Đo lường, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc bán hàng.
• …
Ngoài ra, quy trình quản lý bán hàng còn được phân định là 3 mảng chính mà bạn cần phải nắm rõ, đó là: Quản lý hoạt động bán hàng – Chiến lược bán hàng – Phân tích hoạt động bán hàng. Đây được coi là ba yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động quản lý bán hàng của mọi doanh nghiệp. Dù trên thực tế, chúng có thể bị thay đổi đôi chút để phủ hợp với hoạt động kinh doanh thực tế.