Platform là gì? Thời đại 4.0, mô hình kinh doanh dựa trên mô hình Platform khá phổ biến và đa dạng. Từ những công ty khởi nghiệp cho đến những công ty lớn có mặt trên thị trường từ lâu đời đều đang dần chuyển từ mô hình sử dụng phương pháp tuyến tính truyền thống sang mô hình kinh doanh dựa trên phương pháp nền tảng Platform.
Platform là gì?
Platform là gì? Có phải cứ kinh doanh công nghệ thì sẽ gọi là nền tảng hay không? Hay cứ mang những mô hình truyền thống lên Internet thì sẽ được gọi là Platform. Không hẳn như vậy.
Platform là thuật ngữ lập trình chỉ nền tảng kết nối tạo ra môi trường mà trong đó sử dụng các phần mềm. Có thể là phần cứng, hệ điều hành hay trình duyệt web…
Platform là nền tảng bắt buộc phải có trong quy trình phát triển phần mềm. Mỗi Platform sẽ có chức năng hỗ trợ khác nhau.
Mô hình kinh doanh truyền thống và Platform
Hiện nay có rất nhiều mô hình platform phổ biến như Tiki, Lazada, Shopee… tạo thành một môi trường kết nối rộng rãi giữa người bán và người mua. Nó không định giá cho hàng hóa mà là một công cụ trung gianvà hàng hóa sẽ được định giá bởi người bán
Đối với mô hình kinh doanh truyền thống
- Bán lẻ/ phân phối: cung cấp, phân phối sản phẩm qua nhiều mạng lưới như cửa hàng, sites hay dịch vụ giao hàng. Sở hữu và quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Mô hình này không tạo sự kết nối giữa những người tham gia.
- Sản xuất: Mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm, phân phối cho các nhà bán lẻ, đại lý phân phối
Hệ sinh thái Platform
Nhiều tập đoàn lớn như Apple, Google, Microsoft, Facebook là những công ty thành công về mô hình Platform, đó là sự kết hợp của nhiều mô hình platform khác nhau.
Để tạo ra một môi trường toàn diện, các tổ chức liên quan đến nhau sẽ phải liên kết để tạo ra một hệ sinh thái chung.
Lợi ích của mô hình Platform
Một ưu điểm vượt trội của nó có thể nói đến là cung cấp các giải pháp vượt trội mang đến sự tiện lợi là nhanh chóng khi sử dụng.
Ngoài ra, mô hình này cũng mang đến những ích lợi như: khả năng kết hợp các nhóm khách hàng và nhà cung cấp; hỗ trợ thúc đẩy số lượng hàng tồn kho; có khả năng phát triển trên quy mô lớn; quản lý được thị trường phức tạp…
Mặt trái của mô hình Platform
Tuy có nhiều lợi ích nhưng Platform cũng không phải một mô hình hoàn hảo. Mô hình này sẽ không phù hợp để phục vụ các nhóm tiêu dùng cụ thể vì khả năng quản lý chuỗi giá trị khá kém. Chúng không thể quản trị chuỗi trải nghiệm khách hàng một cách trơn tru và hiệu quả, trong khí đó với mô hình kinh doanh truyền thống thì đây lại là một ưu thế mạnh.
Hiện nay, các mô hình platform nổi bật gồm có:
- Hardware Platform
- Software
- Cloud Computing
- Social
- Business Service
- Digital Marketing
- Customer Data Platform (CDP)
- AI
- IoT
- Blockchain
- Nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile
Với thông tin trên các bạn đã hiểu được platform là gì rồi đúng không. Có thể thấy, mô hình platform hiện nay đang là một xu hướng mới và được mong đợi sẽ mang lại nhiều hi vọng cho thị trường kinh tế cạnh tranh. Tuy nhiên để các doanh nghiệp chuyển biến được từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh platform vẫn là một con đường dài.