Kỹ thuật tòa nhà là một nghề khá mới nhưng đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy thực chất nhân viên kỹ thuật tòa nhà là ai, họ làm công việc gì? Trong bài viết dưới đây, sẽ cập nhật bảng mô tả công việc đầy đủ nhất.
1. Nhân viên kỹ thuật tòa nhà là ai? Bạn có biết
Nhân viên kỹ thuật tòa nhà là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành chung của một tòa nhà hoàn chỉnh, giúp đảm bảo mọi hoạt động trong tòa nhà diễn ra suôn sẻ. Họ cũng là người tiếp nhận khiếu nại và góp ý từ người dân trong khu dân cư để quyết định việc sửa chữa, giải quyết các vấn đề, sự cố.
Nhân viên kỹ thuật tòa nhà là gì? – Ảnh: Internet.
Để một tòa nhà được vận hành ổn định và an toàn thì khâu quản lý kỹ thuật tòa nhà là vô cùng quan trọng. Đây cũng được coi là một trong những tiêu chí cơ bản để đảm bảo điều kiện sống và làm việc an toàn cho người dân trong tòa nhà. Tất cả những điều trên càng nhấn mạnh vai trò của một nhân viên kỹ thuật tòa nhà.
Nhân viên kỹ thuật thường làm việc theo tổ hoặc nhóm, dưới sự chỉ đạo và chỉ huy của một kỹ sư xây dựng có trình độ cao và kinh nghiệm. Yêu cầu công việc kỹ thuật tòa nhà đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về các vấn đề xây dựng, thiết bị và máy móc mang lại điều kiện sống cho người dân ở đây. Vì vậy, tay nghề của nhân viên kỹ thuật tòa nhà thường rất đa dạng, phong phú và cần nhiều kinh nghiệm trong quản lý và giải quyết vấn đề.
2. Nhiệm vụ của nhân viên kỹ thuật tòa nhà
Một số công việc chính của nhân viên kỹ thuật tòa nhà như sau:
2.1 Lập danh mục hồ sơ các thiết bị máy móc
Công việc đầu tiên của nhân viên kỹ thuật là lập danh sách hồ sơ, tiểu sử của các thiết bị, máy móc trong tòa nhà. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật còn phân loại các thiết bị này theo các tiêu chí khác nhau, cập nhật danh mục liên tục để thống kê các thiết bị, máy móc hư hỏng và số lượng thiết bị cần mua.
2.2 Thực hiện giám sát
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của kỹ thuật viên tòa nhà là giám sát. Việc giám sát này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống điện, đường ống nước, ống xả và thiết bị chữa cháy, thiết bị camera, hoạt động của thang máy trong tòa nhà.
Công tác giám sát này có ý nghĩa to lớn đối với yêu cầu đảm bảo sự vận hành ổn định, hiệu quả, an toàn của hệ thống máy móc trong tòa nhà. Đồng thời đảm bảo phát hiện các sự cố khẩn cấp và kịp thời giải quyết nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về người, tài sản.
Thực hiện giám sát thi công để đảm bảo chất lượng và thời gian thi công – Ảnh: Internet.
Kỹ thuật viên tòa nhà cũng có trách nhiệm giám sát quá trình và chất lượng thi công, lắp đặt của nhà thầu. Cụ thể là đảm bảo chất lượng và thời gian thi công, tránh lãng phí nguồn lực cho cư dân, nhân viên.
Tham khảo:>> Top 5 công ty quản lý vận hành tòa nhà tốt nhất Hà Nội
2.3 Đảm bảo khả năng vận hành máy móc thiết bị
Ban quản lý kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các dịch vụ của tòa nhà như điều hòa, điện nước, phòng cháy chữa cháy, camera, hệ thống xử lý nước thải,… để đảm bảo tất cả vận hành trơn tru, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
Công việc chính là kiểm tra vận hành thiết bị, máy móc – Ảnh: Internet.
2.4 Lắp đặt, sửa chữa các sự cố phát sinh
Công việc chính của kỹ thuật viên tòa nhà là sửa chữa, lắp đặt các thiết bị, hệ thống điện, cấp thoát nước, camera, sửa chữa thang máy, hệ thống báo cháy, chữa cháy của các tòa nhà. Họ là người trực tiếp đảm nhận việc bảo trì nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân trong tòa nhà không bị xáo trộn, cản trở.
Kỹ thuật viên của tòa nhà cũng là người giải quyết các sự cố kỹ thuật cho khách hàng và cư dân như mất điện, hỏng quạt thông gió, rò rỉ nước,… trong căn hộ. Mọi sự cố xảy ra với dân cư, kỹ thuật viên phải luôn túc trực để giúp đỡ.
2.5 Hợp tác, làm việc với các bên liên quan
Các kỹ thuật viên sẽ làm việc dưới sự điều hành của kỹ sư trưởng tòa nhà và phải tuân thủ theo lịch trình do cấp trên phân công.
Khi có vấn đề mà kỹ thuật viên không thể quyết định và thực hiện một mình, họ sẽ thương lượng, hợp tác với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến của cấp trên để đưa ra giải pháp tốt nhất. Họ cũng phải tuân theo các nguyên tắc chăm sóc khách hàng để xây dựng các mối quan hệ tốt, bền vững.
3. Trở thành nhân viên kỹ thuật tòa nhà cần gì?
Tiêu chuẩn công việc kỹ thuật viên tòa nhà không quá khắt khe nhưng cũng không dễ đáp ứng. Cụ thể như sau:
3.1 Trình độ, kiến thức chuyên môn
3.1.1 Am hiểu về điện lực và thủy lực
Chỉ khi hiểu biết về điện, thủy lực, kỹ thuật viên tòa nhà mới có thể đánh giá chính xác các vấn đề phát sinh và xử lý theo đúng tiêu chuẩn. Vì vậy, các kỹ thuật viên nên có tinh thần tự học để nâng cao kiến thức về điện lực và thủy lực.
Kiến thức cần có của kỹ thuật viên tòa nhà – Ảnh: Internet.
3.1.2 Hiểu biết về bảo trì, sửa chữa
Ở vị trí nhân viên kỹ thuật tòa nhà đòi hỏi nền tảng kiến thức tốt về các quy trình và kỹ thuật bảo trì để xác định sự cố nào nghiêm trọng hơn. Cần cân nhắc kỹ càng điều gì phải ưu tiên giải quyết và nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục các sự cố điện, nước.
3.2 Kinh nghiệm làm việc
Về kinh nghiệm làm việc, một kỹ thuật viên tòa nhà tiêu chuẩn cần có khoảng 2 năm kinh nghiệm trong ngành. Nếu bạn là người mới, hãy cố gắng học tập và rèn luyện bản thân ở các vị trí thấp hơn để có thêm kinh nghiệm cũng như rèn luyện kỹ năng.
Tham khảo:>> Phần mềm quản lý tòa nhà chung cư – Quản lý tòa nhà toàn diện
3.3 Tích chất, kỹ năng cần có
3.3.1 Sức khỏe tốt
Kỹ thuật viên tòa nhà cần có sức khỏe tốt để có thể chịu đựng được tính chất nặng nhọc của công việc. Đôi khi họ cũng phải chấp nhận những rủi ro, nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.3.2 Khả năng xử lý tình huống
Công việc của kỹ thuật viên toà nhà khá nhiều vì họ cần phải làm việc với cả máy móc và khách hàng là những cư dân tòa nhà. Vì vậy, đòi hỏi các kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm xử lý tình huống, sau đó phân tích mức độ nghiêm trọng của sự cố cần sửa chữa để giải thích chi tiết, giúp dân cư hiểu rõ mọi vấn đề phát sinh.
3.3.3 Kỹ năng phòng cháy chữa cháy
Kỹ thuật viên tòa nhà phải hiểu rõ các quy trình lắp đặt phòng cháy chữa cháy khi vận hành hệ thống kỹ thuật cho tòa nhà. Ngoài ra, họ cần đảm bảo sự hoạt động trơn tru của hệ thống báo cháy, máy bơm nước… Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho cư dân và giảm thiểu thiệt hại về con người, vật chất khi xảy ra hỏa hoạn.
Đảm bảo hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy – Ảnh: Internet.