Điện toán đám mây hiện đang là phương án tối ưu giúp các ngân hàng thích nghi với nền kinh tế sau dịch bởi có thể tối ưu chi phí, lưu trữ và quản lý.
Cuộc đua chuyển đổi số đã và đang là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp đặc biệt là ngành ngân hàng, nhất là thời gian sau dịch. Theo đó, cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh đại dịch Covid-19 càng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các ngân hàng cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn để bắt kịp và thích ứng với bối cảnh mới.
Điện toán đám mây – “thẻ xanh an toàn” cho ngân hàng trạng thái bình thường mới
Điện toán đám mây được nhiều doanh nghiệp định nghĩa không chỉ là công nghệ mà còn là điểm đến của các ngân hàng và các công ty dịch vụ tài chính lưu trữ dữ liệu và ứng dụng cũng như truy cập các ứng dụng phần mềm tiên tiến thông qua internet.
Trên toàn châu Âu, 88% ngân hàng đã sử dụng đám mây cho các chức năng phi mã này trong khoảng 5 năm, theo cơ quan an ninh mạng châu Âu ENISA.
Tại Nhật Bản, theo cơ quan dịch vụ tài chính của Nhật Bản, tỷ lệ chấp nhận đám mây cho các dịch vụ phi danh là 100% đối với các ngân hàng lớn và trên 80% đối với các ngân hàng khu vực cấp 1 hay tại tại Trung Quốc, các ngân hàng lớn và ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy tỷ lệ chấp nhận trên 90%.
Quay trở lại Việt Nam, khi sử dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp sẽ được giảm chi phí vận hành, đầu tư, dễ dàng tiếp cận với khách hàng và đặc biệt là có thể dễ dàng mở rộng hệ sinh thái của mình.
Tham khảo:>> giải pháp chuyển đổi số dành cho ngân hàng
Minh chứng là VNG Cloud đã cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung cho Prudential hay dịch vụ vCloudcam giúp quản lý hệ thống camera tập trung, lưu trữ và xử lý thông tin tối ưu hiện được VAB, T99 tin tưởng. Hoặc vStorage giúp lưu trữ an toàn, bảo mật, bền bỉ cùng với khả năng đáp ứng nhu cầu truy xuất dữ liệu nhanh cũng đang được FEC sử dụng trong quá trình vận hành bộ máy công ty.Là đơn vị công nghệ hàng đầu trong việc cung cấp giải pháp thông minh, hiện VNG Cloud – nhà đồng hành chuyển đổi số của mọi doanh nghiệp đã hợp tác, đồng hành cùng nhiều ngân hàng thực hiện chuyển đổi số với đa giải pháp phục vụ trực tiếp cho ngân hàng.
Đáng chú ý phải kể tới “cú bắt tay” với VPbank, thông qua chương trình hợp tác, doanh nghiệp SME sẽ tiết kiệm đến 60% chi phí vận hành và đầu tư, tối ưu nhân sự bằng các giải pháp của VNG Cloud và có cơ hội tận dụng triệt để hệ sinh thái công nghệ điện toán đám mây cũng như được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn kinh doanh của VPbank SME.
Tham khảo:>> Ngân hàng Việt cạnh tranh chuyển đổi số, người dùng hưởng lợi
Để khẳng định thêm vị thế của mình đối với ngành ngân hàng, ngày 25/3/2022 tại khách sạn InterContinental Saigon, VNG Cloud chính thức tham gia sự kiện Vietnam Retail Banking 2021 với tư cách là nhà tài trợ kim cương của chương trình, VNG Cloud mong muốn được tham gia tư vấn và đồng hành cùng ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số và ứng dụng CNTT – nâng cao hiệu quả kinh doanh và tối ưu chi phí.
Chia sẻ về tầm nhìn của doanh nghiệp đối với ngành ngân hàng, đại diện VNG Cloud cho biết, đơn vị này tự tin có đủ năng lực về công nghệ – đội ngũ chuyên gia – giải pháp/ sản phẩm/ dịch vụ để giúp gia tăng trong việc trải nghiệm khách hàng số trong mảng ngân hàng.
Covid -19 – phép thử chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp
Theo bà Vũ Hồng Dân, Trưởng phòng Tư vấn cải tiến năng suất, Viện Năng suất Việt Nam cho biết, dịch Covid-19 đã khiến cho doanh nghiệp gặp không ít rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro luôn có hai mặt là đó là gây hậu quả nghiêm trọng tới tình hình kinh doanh nhưng khi nhìn từ khía cạnh khác thì rủi ro cũng đem đến cơ hội.
“Ngoài những tiêu cực mà Covid-19 gây ra, xét ở một khía cạnh nào đó thì đây cũng là cơ hội cho những người chuẩn bị và sẵn sàng có đủ khả năng để biến cơ hội đó thành hành động. Đây là thời cơ cho doanh nghiệp tái cấu trúc mạnh mẽ hơn, nhanh hơn để bước vào kỷ nguyên số hóa, thay đổi nhìn nhận đâu là giá trị thực phát triển bền vững”, bà Hồng Dân nói.
Tuy nhiên trong quá trình tiến tới nền kinh tế số, doanh nghiệp vẫn còn loay hoay trong việc tìm ra định hướng mới. Theo khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đã chỉ ra bốn rào cản chính trong chuyển đổi số.
Theo đó, vấn đề thiếu thông tin về công nghệ số (30,4%), thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số (32,3%), sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp (33,9%), thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số (38,9%) và chi phí ứng dụng công nghệ số cao (55,6%).