Với ngành ngân hàng, chuyển đổi số còn được coi là sống còn, đặc biệt trước những tác động khôn lường của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn là vũ khí tối ưu để ngân hàng cạnh tranh được với các công ty fintech trong tương lai.
Những năm gần đây, cuộc đua chuyển đổi số không chỉ diễn ra từ bên ngoài mà còn đến từ chính các ngân hàng với nhau. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 70% người trưởng thành ở Việt nam đã có tài khoản ngân hàng, và Việt Nam đang thực hiện mục tiêu đạt được 80% cho đến năm 2025.
Tuy nhiên cơ cấu của nhóm khách hàng mới được phân bổ cho các ngân hàng hiện nay thì không phải là chia đều hay theo quy mô tài sản mà phụ thuộc nhiều yếu tố khác, tùy thuộc tính chất các phân khúc khách hàng cụ thể.
Việc ứng dụng ngân hàng số, hoàn toàn có thể giúp một ngân hàng nhỏ tiếp cận và có tệp khách hàng lớn hơn, tức là thị phần có thể thay đổi. Tuy nhiên không hẳn tương đồng với thứ hạng của các ngân hàng, vì còn nhiều chỉ số quan trọng khác, như tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, hệ số CASA…
Tham khảo:>> chuyển đổi số trong y tế
Hiện tại, nhiều ngân hàng đã triển khai thành công mô hình ngân hàng số, một số nhỏ đã hoàn thành xong giai đoạn 2 – chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation), phần lớn đã đến giai đoạn 3 – giai đoạn tái tạo số (Digital reinvention) và đã tạo ra doanh thu lớn. Theo khảo sát về tài chính cá nhân tại Việt Nam của Công ty McKinsey, số người sử dụng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam đã tăng lên gấp đôi, từ năm 2017 là 41%, đến năm 2021 đã lên tới 82%.