Trong thời đại hiện nay, người ta nói rất nhiều về platform, đặc biệt là trong thế giới công nghệ , chúng ta thường gặp các thuật ngữ: Blockchain, IoT, Ai platform … Nhưng thuật ngữ Business platform (mô hình kinh doanh nền tảng) thì chưa thực sự phổ biến.
1. Kinh doanh nền tảng là gì?
Theo quyển sách Cuộc cách mạng nền tảng (tựa tiếng Anh là Platform Revolution) : “Nền tảng là hình thức kinh doanh dựa trên việc kích hoạt sự tương tác tạo nên giá trị giữa các nhà sản xuất bên ngoài với người tiêu dùng. Mục đích tổng thể của nền tảng là để tương thích hoàn toàn giữa người dùng với sự thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền tệ xã hội, qua đó kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả các bên tham gia”.
Một số ví dụ về mô hình kinh doanh nền tảng:
– Uber, Grab, … là mô hình kinh doanh nền tảng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, nó kết nối tài xế với người những khách hàng có nhu cầu đi lại. Giá trị mà nền tảng này tạo ra đó là những chuyến xe chở khách hàng đến nơi cần đến. Sự thuận lợi mà nó mang lại cho khách hàng là: dễ dàng gọi xe trên điện thoại thông minh, tài xế dễ dàng biết được chính xác khách hàng đang ở đâu, khách hàng dễ dàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc là bằng thẻ tín dụng…
– Tiki, Shopee, Lazada … là mô hình kinh doanh nền tảng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Giá trị mà nền tảng này tạo ra đó là giúp người bán và người mua có thể thực hiện việc mua bán một cách dễ dàng. Sự thuận lợi mà nó mang lại cho khách hàng: tạo được một marketplace (chợ trực tuyến) để mọi người có thể mua bán dễ dàng, có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi, hình thức thanh toán đa dạng…
Trên thực tế, chúng ta có thể kể đến rất nhiều các nền tảng khác nơi sử dụng nền cảng công nghệ số để kết nối với giữa người bán và người mua như: sàn giao dịch chứng khoán, cổng thông tin bất động sản, cổng thông tin tuyển dụng – việc làm, …
Tham khảo:>> platform là gì
2. Mô hình kinh doanh nền tảng
Mô hình kinh doanh nền tảng trước hết thường gắn liền với các yếu tố về công nghệ, bởi nhờ đó mà các nền tảng này có thể kết nối giữa người sản xuất, nhà cung ứng với người tiêu dùng một cách chính xác, nhanh chóng và dễ dàng.
Thực tế chúng ta có thể gặp rất nhiều các công ty lớn trên thế giới như Apple, Google, Amazon, Microsoft và Facebook … đều là những mô hình kinh doanh nền tảng thành công.
3. Các mô hình kinh doanh nền tảng
Trên thực tế hiện nay, có nhiều nền tảng khác nhau, giữa các nền tảng này có sự khác biệt với nhau ở chỗ: (1) các nền tảng cung cấp giá trị chủ yếu bằng cách tối ưu hóa trao đổi trực tiếp giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất và (2) nền tảng tạo ra giá trị bằng cách cho phép nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm bổ sung và phát hoặc phân phối chúng cho nhiều đối tượng.
Thông qua công việc và nghiên cứu của các nhà kinh tế học đã phác họa 9 loại hình kinh doanh nền tảng khác nhau, được liệt kê dưới đây. Chúng được tổ chức theo loại giá trị được trao đổi trong giao dịch cốt lõi của nền tảng.
Xem thêm:>> Big Data là gì? Ứng dụng Công nghệ Big Data như thế nào?
* Exchange Platform:
- Thị trường dịch vụ: một dịch vụ
- Thị trường sản phẩm: một sản phẩm vật chất
- Nền tảng thanh toán: thanh toán (B2B hoặc B2C)
- Nền tảng đầu tư: đầu tư (tiền để đổi lấy một công cụ tài chính, có thể là vốn chủ sở hữu hoặc khoản vay, v.v.)
- Mạng xã hội: một mạng trong đó giao dịch cốt lõi là mô hình tương tác chọn lọc (kết bạn) kép
- Nền tảng giao tiếp: giao tiếp xã hội trực tiếp (ví dụ: nhắn tin, chat)
- Nền tảng phát triển khép kín : phần mềm được xây dựng dựa trên quyền truy cập dữ liệu (thường thông qua API) Nền tảng phát triển được kiểm soát : phần mềm được xây dựng trong môi trường phát triển tích hợp có kiểm soát Nền tảng phát triển mở: phần mềm nguồn mở và miễn phí
* Maker Platform :
- Nền tảng xuất bản nội dung: (1) Xã hội: một nền tảng nội dung trong đó giao dịch cốt lõi tập trung vào khám phá và tương tác với người khác; (2) Truyền thông: một nền tảng nội dung trong đó giao dịch cốt lõi tập trung vào khám phá và tương tác với phương tiện truyền thông
- Nền tảng chơi trò chơi xã hội: tương tác chơi trò chơi có nhiều người dùng, cạnh tranh hoặc hợp tác