Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho chúng ta hạn hế hơn trong việc đi lại, tuy nhiên hàng hóa vẫn có thể di chuyển, trao đổi bằng cách này khay cách khác. Vì vây, đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Cơ hội là có những chuyển đổi số Logistics cũng đang gặp nhiều khó khăn. Vậy đâu là giải pháp cho các doanh nghiệp này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chuyển đổi số ngành logistics là gì?
“Chuyển đổi số” là khi các dữ liệu đã được số hoá, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị mới, mang tính ứng dụng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần thiết phải chuyển đổi số (Digital Transformation) nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số.
2. Thực trạng chuyển đổi số ngành logistics
Từ lâu ngành logistics vốn là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho phát triển thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt hoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.
Trong vòng hai năm trở lại đây, do chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19, công việc và học tập đều được kết nối qua internet. Kéo theo đó phương thức tiêu dùng, cách thức hoạt động, trao đổi thương mại đều có sự thay đổi đáng kể. Điều này chính là bàn đạp quan trọng thúc đẩy ngành thương mại điện tử lên một tầm cao mới.
Đặc biệt trên thị trường logistics hiện nay, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP quốc gia của Việt Nam là 18% GDP, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ 9-14%. Chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,… Nguyên do có thể đến từ những hạn chế về kết cấu hạ tầng cảng biển gắn liền với dịch vụ sau cảng; công tác quy hoạch hạ tầng logistics, gồm cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics, depot, bãi đậu xe tải, xe container… chưa hiệu quả. Do đó, ứng dụng công nghệ số hóa là yêu cầu cần thiết để cắt giảm chi phí.
Ngoài ra, chuyển đổi số logistics sẽ giúp nâng cao hiệu suất trong các quy trình vận chuyển. Giá cước vận chuyển tính theo thời gian thực, vận đơn không cần giấy tờ và tự động hóa tối đa các quy trình sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động. Việc số hoá trong ngành logistics chính là một giải pháp minh bạch và hiệu quả trong tình hình dịch bệnh Covid 19 còn kéo dài.
3. Các cơ hội từ chuyển đổi số logistics
Chuyển đổi số logistics sẽ đem tới cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội khác nhau:
Tiết kiệm chi phí và thời gian hiệu quả thông qua tự động hóa
Thời gian là một trong những yếu tố giá trị nhất trong ngành logistics. Mọi bước và quy trình trong chuỗi cung ứng phải được lên thời gian hoàn hảo, đảm bảo giao hàng đúng hạn mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào.
Chính từ yêu cầu bức thiết ấy khiến đơn vị vận chuyển hàng hoá phải vật lộn, tìm ra giải pháp đạt được mục tiêu giao hàng của họ. Sự chậm trễ trong quá trình cung ứng thường gây ra các chi phí bổ sung như phí lưu trữ hàng tồn,….
Khi áp dụng các biện pháp chuyển đổi số phù hợp Các hoạt động rất phức tạp tổng thể trong chuỗi cung ứng hàng hải có thể được tăng hiệu suất đáng kể. Chuyển đổi số logistic giúp hạn chế rủi ro, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, tạo được uy tín trong lòng khách hàng.
Với nguồn nhân lực hạn chế, doanh nghiệp có thể cân nhắc tối ưu hóa bằng cách tự động hóa các hoạt động tại văn phòng như email hoặc fax, tự động hóa quy trình thực hiện các cuộc gọi để theo dõi vận chuyển hàng hóa, tính giá cước hoặc hoàn thành thủ tục giấy tờ.
Khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp bạn có thể quản lý giá cả một cách hiệu quả, minh bạch tuyệt đối. Nhờ đó tỷ lệ lỗi và chi phí dư thừa cũng được giảm đáng kể.
Tham khảo:>> chuyển đổi số ngành bán lẻ
Khả năng hiển thị chi tiết – theo dõi thời gian thực của các lô hàng
Số hóa không làm cho các hoạt động quản lý tại văn phòng trở nên hiệu quả hơn mà còn giúp doanh nghiệp có những phản ứng linh hoạt về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
Trong tình hình đại dịch còn có những diễn biến phức tạp, theo dõi thời gian thực giúp hiểu được sự cố có thể xảy ra và do đó lập kế hoạch ETA chính xác, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cho khách hàng. Điều này sẽ làm hài lòng khách hàng và cũng làm giảm sự phàn nàn của họ khi hàng hoá được giao không kịp tiến độ.
Một lợi thế quan trọng khác của khả năng hiển thị đầu cuối là định tuyến động. Thông qua việc chia sẻ dữ liệu vĩnh viễn, có thể giảm tối đa tỉ lệ giao hàng chậm trễ qua việc tối ưu hóa tuyến đường, chọn ra tuyến đường thuận lợi. Điều này giúp tiết kiệm thời gian trong trường hợp bị gián đoạn như tắc nghẽn hàng hải, tắc nghẽn cảng hoặc không có thuyền.
Nhận thông tin cập nhật liên tục về tuyến đường và ETA, người gửi hàng và người giao nhận có thể xác định rõ vị trí cũng như tình trạng lô hàng để đảm bảo giao hàng đúng hạn và gây dựng được uy tín.
Internet vạn vật (IoT) giúp theo dõi chi tiết quá trình vận hành
Một yêu cầu quan trọng đối với khả năng hiển thị chi tiết từ đầu đến cuối trong chuỗi cung ứng là phải có các thiết bị IoT tại các điểm nút trên toàn bộ chuỗi giá trị.
Các thiết bị này giúp công ty cho phép theo dõi thời gian thực các container hàng hoá, đo nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của hàng và có thể lường trước được bất kỳ vấn đề có khả năng làm gián đoạn quá trình vận chuyển.
Các thiết bị IoT thu thập dữ liệu giúp tối ưu hóa các quy trình, cải thiện hiệu quả và chi phí và đẩy chúng lên Logistic Cloud. Với cảm biến dựa trên 4G LTE, truyền dữ liệu nhanh hơn, độ trễ dữ liệu ít hơn và thông tin chi tiết theo ‘thời gian thực’. Từ đó cho thấy rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi số ngành logistics trong tương lai.
Chuyển đổi số thông qua Blockchain
Blockchain là một công nghệ phân quyền dữ liệu. Đạt được sự minh bạch rõ ràng và thông tin có giá trị được thu thập của toàn hệ thống trên lộ trình phân phối. Công nghệ cao này cho phép phát triển nhanh chóng thương mại toàn cầu và tăng GDP.
Thông qua các công nghệ như cảm biến, IoT, phân tích dữ liệu và robot, block chaine giúp quá trình vận chuyển hàng hóa trở nên tối ưu hơn bao giờ hết.
Có thể thấy các hoạt động như gọi điện và fax cho các đơn đặt hàng và lô hàng không hiệu quả, chủ yếu là do chúng thiếu tính minh bạch và không có khả năng hiển thị chi tiết tiến độ của lô hàng. Việc chuyển đối số logistic có thể cung cấp dữ liệu thời gian thực về từng bước trong quy trình vận chuyển hàng hóa trong nước cũng như quốc tế. Từ đó làm tăng tính minh bạch trong quá trình vận chuyển của mỗi doanh nghiệp.
Tối ưu hóa hoạt động nội bộ
Ngành logistics ngày nay hoạt động phụ thuộc vào các hoạt động phức tạp giữa nhiều bên liên quan. Nhu cầu giao hàng nhanh chóng và đúng thời hạn buộc các công ty phải chuyển đổi số hệ thống và doanh nghiệp của mình.
Cơ bản với phương thức hoạt động truyền thống doanh nghiệp sẽ thiếu không có sự minh bạch, rõ ràng cần thiết. Ngoài ra các doanh nghiệp logistic còn phải đối diện với áp lực cạnh tranh gay gắt trong thị trường dẫn tới yêu cầu cần phải tối ưu hóa thời gian, chi phí và hoạt động. Việc quá trình vận chuyển bị tắc nghẽn do đại dịch đặc biệt khó giải quyết đối với các công ty không có đủ sự gắn kết trong hoạt động của họ.
Việc chuyển đổi số logistic sẽ giúp các doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin, tối ưu được chi phí hoạt động, và nhanh chóng xử lý những sự cố bất ngờ trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
4. Những thách thức đặt ra trong quá trình chuyển đổi số ngành Logistics
Bên cạnh những cơ hội, nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics hiện nay cho thấy một số khó khăn, thách thức cơ bản như sau:
– Về tiềm lực tài chính:
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn lực tài chính còn yếu. Trung bình quá trình chuyển đổi số toàn bộ doanh nghiệp có tổng chi phí từ khoảng 200 triệu đến hàng chục tỷ đồng chưa phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nếu các doanh nghiệp quyết định đầu tư tự động hoá nhu mô hình nước ngoài thì tốn chi phí đầu tư ban đầu, còn nếu làm theo mô hình nội bộ thì sẽ tốn chi phí nhân lực công nghệ thông tin, mất nhiều thời gian.
Cơ bản các doanh nghiệp cung cấp logistic tiến hành chuyển đổi số sẽ vô cùng khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước hay các tổ chức tài chính, tín dụng.
– Về tiềm lực công nghệ:
Logistics vốn được xem là ngành then chốt trong thương mại quốc tế, vì vậy nên việc chuyển đổi số logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng để nhanh chóng thích nghi với bối cảnh chung của thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, mức độ áp dụng khoa học công nghệ ở Việt Nam còn chưa cao, các doanh nghiệp chỉ vận dụng đơn lẻ chưa có tính đồng bộ. Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều tại Việt Nam
Cơ bản các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức số hoá, lưu trữ dữ liệu điện tử chứ chưa thực sự kết nối khả năng tra cứu số liệu hay xử lý đơn hàng trên các nền tảng trực tuyến.
– Về tiềm lực cạnh tranh:
Hiện nay, khi cạnh tranh với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic lớn trên thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề. Trong đó có thể kể đến như: Tiềm lực tài chính yếu, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khác như: thiếu kỹ năng quản trị, bộ máy cồng kềnh, thiếu đồng bộ,… Nhiều DN Việt đang phải đối mặt với thách thức và sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía thị các DN nước ngoài, với những đơn vị dày dặn kinh nghiệm, khả năng cung cấp dịch vụ và tiềm lực tài chính tốt hơn…
Như vậy để có thể từng bước chuyển đổi số trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic thì mỗi doanh nghiệp cần từng bước khắc phục những khó khăn đã nêu trên. Đồng thời ý thức rõ ràng rằng chuyển đổi số là việc tất yếu nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trường:
- Chuyển đổi số phải làm vững chắc, theo lộ trình phù hợp có kế hoạch dài hạn, và cẩn trọng trong từng bước như lựa chọn quy trình,
- Tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp về cả uy tín, chất lượng.
- Khi chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics cần có sự chuyển đổi đồng bộ. Cần xây dựng nền tảng số cho chuỗi dịch vụ logistics, giúp kết nối các các bên liên quan trong chuỗi (cảng, hãng vận tải, đại lý, công ty giao nhận, kho…) để chia sẻ dữ liệu, tăng tính hiện hữu cho chuỗi, nâng cao hiệu suất sử dụng.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Review Top 10 công ty tư vấn chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam
Có thể thấy, trong bối cảnh ngành logistic đang có tiềm năng và cơ hội phát triển vô cùng lớn thì chuyển đổi số là một điều cần thiết.