Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí truyền thông là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Mỗi cơ quan báo chí, truyền thông cần phải chủ động, linh hoạt thích ứng công cuộc chuyển đổi số.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ đo lường trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; triển khai giai đoạn 2 của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại, trong đó, chú trọng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để xử lý vấn đề kinh tế báo chí, chuyển đổi số báo chí; tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông trên internet; tập trung hoàn thiện đề án xây dựng hệ thống các cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện ở tầm quốc gia; củng cố phát triển hệ thống các cơ quan báo chí có ảnh hưởng lớn trong xã hội, có chính sách hỗ trợ và nâng cao thứ hạng, uy tín của các tạp chí khoa học; rà soát, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tuyên truyền… .Đây là những nhiệm vụ trọng tâm được nêu ra tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 tại Hà Nội.
Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí, dữ liệu là “sống còn”
Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí truyền thông là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Mỗi cơ quan báo chí, truyền thông cần phải chủ động, linh hoạt thích ứng công cuộc chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phương thức vận hành, quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung, thực hiện các mô hình kinh doanh báo chí mới để đa dạng hóa nguồn thu, giảm lệ thuộc vào các nền tảng xuyên biên giới, vào doanh thu quảng cáo…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Chuyển đổi số trong báo chí thì điều rất quan trọng đó là “dữ liệu là sống còn”, không chỉ cơ sở dữ liệu của mình mà còn là năng lực xử lý dữ liệu, không chỉ dữ liệu ngành quản lý mà của tất cả các bộ, ngành khác. “Bút sắc, thì ‘sắc’ bây giờ phải cao hơn một mức, mà là nói có sách mách có chứng, phải bằng dữ liệu. Đấy mới là cái “sắc” trong số hóa. Một phóng viên đi tìm hiểu một vấn đề thì phải có một ekip đằng sau phân tích dữ liệu liên quan thì mới có tác phẩm báo chí trả lời được mong mỏi của công luận. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT cần có chương trình hỗ trợ các báo vấn đề này.
Tham khảo:>> chuyển đổi số ngành bán lẻ
Để “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, năm 2022, các cơ quan chỉ đạo, quản lý, các cấp hội nhà báo cùng với chí cả nước cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như:
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác báo chí. Quan tâm và thực hiện nghiêm Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; giữ vững vai trò chỉ đạo, định hướng để thực hiện tốt sứ mệnh báo chí cách mạng, tạo đồng thuận xã hội vì mục tiêu ổn định chính trị, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý thức, quyết tâm, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Xây dựng lộ trình tự chủ của các cơ quan báo chí phù hợp với Quy hoạch; chú trọng công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí.
Đổi mới công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo đảm sự tham gia, phối hợp tích cực, chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí; bám sát, chỉ đạo, định hướng báo chí phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần của Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Có quy chế, quy định cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí, đặc biệt là đối với sai phạm của cơ quan báo chí.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ đo lường hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, quản lý báo chí; đổi mới, tăng cường các giải pháp đấu tranh, xử lý thông tin sai trái, vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng xuyên biên giới; quản lý tốt các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội, quảng cáo, kho ứng dụng, bảo vệ quyền lợi của báo chí trên các nền tảng xuyên biên giới; phát triển mạng xã hội trong nước, lành mạnh, định danh được người sử dụng và cân bằng tỷ lệ người sử dụng với mạng xã hội nước ngoài.
Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp hội phải thường xuyên quán triệt, kiểm tra, giám sát để người làm báo cả nước thực hiện tốt các quy định về đạo đức người làm báo, quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp người làm báo; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người làm báo, đồng thời cũng xử lý nghiêm minh những hội viên vi phạm quy định, quy tắc, vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng xem xét, xử lý.
Các cơ quan chủ quản báo chí, bảo đảm thực hiện nghiêm Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; xây dựng lộ trình tự chủ của các cơ quan báo chí phù hợp với Quy hoạch; chú trọng công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí; quan tâm, tạo cơ chế để cơ quan báo chí có điều kiện nâng cấp, kiện toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và thực hiện nhiệm vụ chính trị thông tin, tuyên truyền; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc việc thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật của các cơ quan báo chí; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và Hội Nhà báo để xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.
Tham khảo:>> xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam
Các cơ quan báo chí, bảo đảm nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng; quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo; tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác báo chí, hoạt động báo chí và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của người làm báo…