Chuyển đổi số ngành thư viện, đây là chương trình nhằm ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số. Từ đó, nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện, hình thành mạng lưới thư viện hiện đại, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội vững mạnh hơn.
Vậy để có cái nhìn tổng quan hơn, hãy cùng chuyendoiso chúng tôi khám phá ngay sau đây nhé!
Chuyển đổi số ngành thư viện là gì?
Chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện là việc áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng, phát triển nền tảng số, đồng thời tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu mọi lúc, mọi nơi.
Đồng thời, chuyển đổi số sẽ giúp xây dựng dữ liệu mở để người dân, cộng đồng, doanh nghiệp cùng tham gia, góp phần xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở về thư viện và mạng thông tin thư viện quốc gia. Từ đó xây dựng thành phố thông minh, và xây dựng xã hội học tập.
Những chương trình chuyển đổi số ngành thư viện được triển khai
Với định hướng mới nhất, thì chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này sẽ được triển khai với 6 nội dung chính:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức triển khai chương trình chuyển đổi số nhanh chóng.
- Chủ trì theo thẩm quyền để xây dựng, sửa đổi, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành thư viện, phối hợp với các bộ, các cơ quan trong xây dựng, hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp luật liên quan.
- Thực hiện chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền để xây dựng, phát triển các dự án thuộc chương trình chuyển đổi số.
- Thực hiện chủ trì, phối hợp, triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực, từ đó đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành thư viện.
- Thực hiện tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá để tổng hợp, và báo cáo hàng năm.
- Thực hiện điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình trong trường hợp cần thiết.
Vậy để thực hiện được chương trình chuyển đổi số cần rà soát, tiếp thu các ý kiến của các đơn vị. Đồng thời, tổ chức làm việc với các đơn vị liên quan để phân công nhiệm vụ, đảm bảo tính chính xác, cụ thể, khả thi nhất.
Mục tiêu thực hiện chuyển đổi số ngành thư viện như thế nào?
Chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện, được thực hiện với 2 mục tiêu chính đặt ra:
Số hóa 70% tài liệu cổ, quý hiếm tại các thư viện
Với mục tiêu, 70% tài liệu cổ, quý hiếm, hay bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, khoa học được thu thập và quản lý trước đây sẽ được số hóa. Cùng với 70% tài liệu nội sinh, công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện của các trường đại học đã thu thập, và quản lý cũng sẽ được số hóa.
Ngoài ra, 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng sẽ được đầu tư, hoàn thiện, phát triển về hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ mọi tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ.
100% người công tác tại thư viện sẽ được đào tạo, và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại. Các thư viện trong cả nước sẽ được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin.
Trong những năm tới, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển mạnh thư viện số, thực hiện liên thông mọi loại hình thư viện, đảm bảo cung ứng hiệu quả dịch vụ thư viện cho người dùng thư viện mọi lúc, mọi nơi.
Chú trọng đảm bảo an toàn, an ninh mạng, dữ liệu tin cậy
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, cũng như giải pháp. Riêng về phát triển dữ liệu số, các thư viện sẽ ưu tiên số hóa tài liệu cổ, quý hiếm, tài liệu về quân sự, an ninh, hay các đề tài liên quan đến cách mạng.
Về đảm bảo an toàn, an ninh mạng, chương trình chuyển đổi số triển khai các giải pháp để có thể đảm bảo an toàn, an ninh mạng, quản lý, giám sát an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, đảm bảo cơ chế sao lưu, các thiết bị đầu cuối liên quan.
Tổ chức lực lượng ứng cứu các sự cố về đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Xây dựng cơ sở hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số, đảm bảo rằng thông tin đáng tin cậy, an toàn, lành mạnh.
Ngoài ra, chương trình chuyển đổi số ngành thư viện còn đưa ra nhiều giải pháp, tăng cường tuyên truyền, phát triển, và nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện, phát triển nền tảng số, hạ tầng số của ngành thư viện.
Qua bài chia sẻ, chắc hẳn bạn đã hiểu và có cái nhìn về chương trình chuyển đổi số ngành thư viện. Từ đó, có kiến thức khi sử dụng một kiểu thư viện hoạt động với phương thức hiện đại. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều xu hướng mới nhất về chuyển đổi số, hãy truy cập ngay vào Website: chuyendoisodoanhnghiep.info của chúng tôi nhé!