Năm Nhâm Dần cầm tinh con hổ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc cải cách thể chế, bộ máy, đạt được những tiến bộ mới.
Đại dịch đã làm đứt gãy chuỗi giá trị kết nối với các bạn hàng trên thế giới, ở Việt Nam có trên 2,34 triệu người nhiễm bệnh, 2,112 triệu người được chữa khỏi và hơn 38.000 ca tử vong, hơn 1,2 triệu người ồ ạt về quê để kiếm sống. Tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%.
Trong cuộc chiến đấu chống lại dịch bệnh đã xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh, dũng cảm xung phong vào tuyến đầu chống dịch; tình đoàn kết, đùm bọc tương trợ, giúp đỡ những người gặp khó. Đã xuất hiện những sáng kiến phòng chống dịch có hiệu quả và duy trì được sản xuất từ thực tế như “ba tại chỗ”, “ba tại chỗ + y tế”, “ATM gạo”…
Đại dịch cũng thúc đẩy quá trình chuyển mạnh sang kinh tế số, xã hội số, làm việc tại nhà, vận dụng Chính phủ điện tử vừa chống dịch vừa phát triển sản xuất. Chính phủ đã công bố 2.000 thủ tục trực tuyến, giảm chi phí in ấn giấy tờ, giảm chi phí đi lại, mất thời gian và tiền bạc… Nhưng sự chuyển biến chưa đồng bộ trong toàn hệ thống, đặc biệt chưa hình thành được kho dữ liệu tổng hợp để các ngành, các lĩnh vực liên quan có thể cùng sử dụng, doanh nghiệp (DN) và công dân có thể truy cập.
Tham khảo:>> chuyển đổi số trong ngân hàng
Chuyển đổi số – động lực phát triển kinh tế – Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ hầm Núi Vung thuộc thành phần dự án cao tốc đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo (đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) vào tối 5-2. Ảnh: TTXVN
Nhiệm vụ trước mắt là phải tiếp tục phòng chống dịch, đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vắc-xin, không để các biến thể mới Delta, Omicron… lây lan rộng trong dân như đã diễn ra ở những nước có trình độ phát triển cao hơn nước ta nhiều, gây tác hại nặng nề về kinh tế – xã hội.
Chúng ta đã đặt mục tiêu kinh tế số phải chiếm 20% trong tổng số GDP năm 2025, năng suất lao động hằng năm phải tăng tối thiểu 7%, tỉ trọng kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực tối thiểu phải đạt 10%, Việt Nam phải đứng trong nhóm 50 quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin, thuộc nhóm 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), thuộc nhóm 35 quốc gia dẫn đầu về chỉ số đổi mới, sáng tạo (GII), thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an ninh mạng. Xã hội số đạt mục tiêu mỗi người dân có điện thoại thông minh, cáp quang đến 100% xã, phường, tỉ lệ tối thiểu 50% người dân có tài khoản thanh toán điện tử. Đưa kinh tế số vào 800.000 DN, 5 triệu hộ kinh tế gia đình ở thành thị và 5 triệu hộ nông dân ở nông thôn phải kết hợp với liên kết nông dân, DN chế tác, xuất nhập khẩu và với DN nước ngoài nhập khẩu sản phẩm của nước ta.
Điều quan trọng là vận dụng kinh tế số tạo điều kiện thực hiện công khai minh bạch các hoạt động của bộ máy nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, công khai thu chi ngân sách, công khai công chức nào đang giải quyết yêu cầu gì của công dân hay DN, bao giờ có kết quả. Người dân, DN có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của mình qua mạng đến các cơ quan liên quan, trở thành công dân số, DN số, đóng góp vào công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Quốc hội cũng đã họp phiên bất thường và thông qua gói cứu trợ lớn nhất từ trước đến nay với 350.000 tỉ đồng để phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất, ổn định đời sống người dân.
Kinh tế nước ta đã hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, nước ta đã ký 14 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định Hợp tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tạo điều kiện để kinh tế nước ta phát huy lợi thế so sánh, đẩy mạnh xuất khẩu và tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài. Trong các hiệp định này, Nhà nước ta cũng đã cam kết thực hiện các cam kết về cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch.
Tham khảo:>> Tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp
Hy vọng năm Nhâm Dần cầm tinh con hổ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc cải cách thể chế, bộ máy, đạt được những tiến bộ mới.