Ban quản lý tòa nhà là một bộ phận không thể thiếu trong việc vận hành, kiểm soát tòa nhà. Vậy chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Ban quản lý tòa nhà là gì?
Trước khi tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà. Chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về khái niệm ban quản lý tòa nhà là như nào nhé.
Ban quản lý tòa nhà là đơn vị quản lý vận hành tòa nhà chung cư, có thể chính là cư dân hoặc tổ chức thuê ngoài, được ký hợp đồng với ban quản trị tòa nhà.
Đặc biệt đối với những tòa nhà lớn cần phải có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có năng lực cao. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư có thể đảm nhận vị trí này, hoặc thuê một đơn vị khác thực hiện nhưng cần đảm bảo đầy đủ điều kiện.
Nếu thuê tổ chức bên ngoài, sau khi ký kết sẽ đưa ra các điều khoản, nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà.
Điều kiện đối với ban quản lý tòa nhà chung cư.
Để đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ, ban quản lý tòa nhà phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đối với cá nhân, tổ chức làm việc trong ban quản lý phải được đào tạo. Việc đào tạo thông qua các khóa học và được cấp chứng chỉ theo đúng quy định.
- Ban quản lý phải có đầy đủ các bộ phận nghiệp vụ: An ninh, lễ tân, vệ sinh, môi trường…
- Đơn vị quản lý phải được ký hợp đồng chính thức với chủ đầu tư tòa nhà. Hợp đầu phải được sự trực tiếp ký kết của hai bên bao gồm các điều khoản theo đúng quy định.
- Tất cả chi phí vận hành khi ban quản lý thu, chi phải được công khai rõ ràng.
Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà.
Là bộ phận không thể thiếu trong tòa nhà. Vậy chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà bao gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ thu, chi phí dịch vụ. Quản lý mọi hoạt động của cư dân trong tòa nhà.
- Cung cấp đầy đủ dịch vụ về vệ sinh môi trường, chăm sóc cây cảnh, diệt côn trùng, dịch vụ an ninh,…các dịch vụ khác liên quan đến tòa nhà.
- Điều khiển, duy trì các hoạt động bên trong và bên ngoài tòa nhà: sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thang máy, đèn điện, máy bơm nước, hệ thống chữa cháy, máy phát điện,…cùng với tất cả thiết bị được sử dụng trong tòa nhà.
- Được tạm dừng các dịch vụ của tòa nhà, khi mà nếu cư dân đã được thông báo văn bản lần hai về việc nộp kinh phí, nhưng vẫn không nộp các kinh phí này.
>> Xem thêm: Quy trình quản lý vận hành tóa nhà
Giải pháp hỗ trợ ban quản lý tòa nhà thực hiện nhiệm vụ.
Với những tòa nhà lớn với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn căn hộ thì nếu không có kế hoạch quản lý khoa học sẽ gây bất đồng, tranh chấp giữa cư dân với chủ đầu tư.
Vậy nên, để hỗ trợ tốt nhất cho ban quản lý hiệu quả nhất, phần mềm quản lý tòa nhà Building Care ra đời.
Phần mềm quản lý tòa nhà có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị. Ứng dụng giúp ban quản lý tòa nhà thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ dễ dàng hơn.
Đồng thời ban quản lý sẽ gửi thông tin đến cư dân nhanh chóng hơn, cư dân có thể cập nhật nhanh nhất. Bên cạnh đó, Building care giúp ban quản lý có cái nhìn tổng quan toàn bộ hoạt động của tòa nhà.
Bài viết trên đây, giúp bạn có thể nắm được một vài thông tin về điều kiện chức năng của ban quản lý tòa nhà hiện nay. Qua bài viết, bạn có thể thấy công việc này không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu. Vậy ban quản lý tòa nhà nên nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ, Building Care là giải pháp hoàn hảo nhất để ứng dụng, tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực hiệu quả nhất.
Comments 4